Gia công sau in là gì? Quá trình tối ưu sản phẩm sau in
- tuenhienngo9x
- 10 thg 1
- 3 phút đọc
Các sản phẩm như tờ rơi, catalogue, brochure, hộp giấy, bao bì túi giấy,... rất thường thấy trong các chiến lược quảng cáo của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nhưng để có được màu sắc chuẩn chỉnh, hình ảnh sắc nét, thiết kế đẹp mắt nó phải trải qua công đoạn gia công để hoàn thiện thành phẩm. Với sự phát triển hiện đại, người ta gia công bằng rất nhiều phương pháp khác nhau đảm bảo đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng. Trong bài viết này, Hai Tư Giờ giúp bạn tìm hiểu gia công sau in là gì và các công đoạn gia công in ấn nhé.

Gia công sau in là gì?
Đây được hiểu chính xác là quá trình kế tiếp sau khi sản phẩm đã hoàn thành in ấn. Với mục đích chính là nâng cao chất lượng và hoàn thiện tính thẩm mỹ. Nó bao gồm nhiều công đoạn và phương pháp xử lý in ấn khác nhau để tạo ra thành phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quy trình này không chỉ giúp tối ưu hóa về mặt chức năng còn tạo ra một sản phẩm hoàn hảo và đẹp mắt để phục vụ cho các chiến lược phân phối và sử dụng hiện nay.
Các loại gia công sau in phổ biến
Để hiểu rõ hơn về gia công sau in. Chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn các công đoạn gia công phổ biến, bao gồm:
Cắt hoặc xén:: một sản phẩm đòi hỏi phải có độ chính xác về kích thước và đúng với hình dạng mong muốn đã đặt ra ban đầu. Vì thế, cắt hoặc xén thành phẩm cho đúng kích cỡ trở thành một công đoạn gia công không thể thiếu. Nó đảm bảo phẩm đẹp mắt, chỉnh chu, chuyên nghiệp, không bị thừa hay thiếu vật liệu.
Cán màng: để góp phần tăng cường tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ sản phẩm khỏi tác động của môi trường tự nhiên. Người ta thường cán màng ép lên bề mặt của sản phẩm đó. Quy trình này có sự hỗ trợ của máy cán màng. Nhưng trước khi tiến hành cán, sản phẩm sẽ được kiểm tra sơ lược lại đảm bảo đáp ứng các tiêu chí phù hợp.
Cán gân: đây được đánh giá là một phương pháp hiệu quả và phổ biến giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm sau in một cách đáng kể. Người ta sẽ cán một lớp gân lên bề mặt của vật liệu.
Ép kim: bạn thường thấy các sản phẩm có hiệu ứng kim nổi bật và sang trọng là nhờ công đoạn này. Nó được các doanh nghiệp ứng dụng trong in logo, tên công ty, slogan và chi tiết khác trên các bao bì.
Bế răng cưa: các sản phẩm như card visit, thiệp mời, brochure và nhiều sản phẩm in ấn khác đều trải qua công đoạn này. Bởi quy trình giúp tăng tinh thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm lên một tầm cao mới.
Đóng ghim: các người thợ sử dụng máy đóng ghim để đóng ghim vào các vị trí cố định như bìa trước, bìa sau, ở giữa thành phẩm. Nó phù hợp với các sản phẩm như báo chí, brochure quảng cáo phải đóng, mở thường xuyên.
Tráng phủ bề mặt: một cách thức hay và độc đáo giúp cho sản phẩm có độ bóng mịn, chống trầy xước, chống thấm nước rất tốt chính là tráng phủ. Nó làm cho sản phẩm cải thiện khả năng tương tác và lưu giữ được vẻ đẹp ban đầu. Dập chìm và dập nổi: cả 2 phương thức này đều được ứng dụng rộng rãi. Nó tạo ra các đường rãnh, họa tiết, chữ cái trên bề mặt in hoặc dưới bề mặt in. Từ đó, làm ra các hiệu ứng đặc biệt.
Đánh số nhảy: các sản phẩm có cấu trúc tương đối phức tạp như báo cáo, tạp chí, tài liệu,...cần có mục lục, chương, phụ lục để người dùng dễ dàng tìm kiếm và đọc thông tin cần có quy trình đánh số nhảy này. Nó giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và truy cập các phần của ấn phẩm nhanh chóng.
>> Tham khảo: Tham khảo hình thức khắc chữ lên quà tặng ý nghĩa https://haitugio24h.blogspot.com/2024/12/khac-chu-len-qua-tang.html

Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin ở trên quý khách hàng đã có tầm nhìn rõ hơn về gia công sau in là gì và các công đoạn gia công phổ biến nhất hiện nay. Đến với Hai Tư Giờ, một đơn vị đã có kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực này. Chúng tôi cam kết đem đến thành phẩm in ấn đẹp mắt, hoàn hảo và có độ bền cao nhất.
Comments